DU HỌC NƯỚC NGOÀI
DU HỌC NƯỚC NGOÀI
“ĐÂY LÀ 1 CONFESSION RẤT HAY VÀ THỰC TẾ CỦA 1 BẠN ĐÃ HỌC LỚP LUYỆN IELTS CẤP TỐC TẠI ILTS Co.,Ltd VÀ ĐANG ĐI DU HỌC NƯỚC NGOÀI. MỌI NGƯỜI ĐỌC THAM KHẢO NHÉ ( ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG BẠN CHUẨN BỊ XÁCH CẶP QUA NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP) “
P/S : …HƠI DÀI NHƯNG HAY…HIHI..
Đi Du Học
12 June 2014 at 17:40
Vừa làm xong bài tập khó nhằng mất 2 tuần, vui mừng không gì kể xiết nên viết chuyện đi du học xứ người cho các em tham khảo…
Viết lách mình cũng không đến nỗi nào, ít ra cũng thừa hưởng từ cả ba lẫn mẹ nên mới lọt tọt vào được chuyên văn nhưng sau 3 năm mài ghế luyện văn thì bao nhiêu hứng thú nó cũng rụng rơi lả tả.
Mà nói thẳng luôn nhé, bài này là mình viết cho những người muốn đi DU HỌC: là đi để HỌC, nên nếu bạn là loại nhà có tiền nên đi DU LỊCH DÀI HẠN dưới mác du học sinh thì mời đi thẳng rẽ trái, nếu bạn là loại đi cũng HỌC nhưng chủ yếu là chơi nhiều hơn học vì ” Ở nhà có cây cao bóng cả lo hết cho rồi, cầm tấm bằng về là được” thì mời đi thẳng rẻ phải.
Nói thẳng luôn vào đề, đi DU HỌC dễ hay khó? Nên hay không?
Mình hiện đang học College thôi vì “nhà nghèo không có ba” nhưng tính ra lớp mình tầm 40 người chia làm 2 lớp nhỏ thì chỉ có đúng 1 mình mình là châu Á, còn lại 99% là người Tây, NZ có, Anh có, Úc có, Thuỵ Điển cũng có luôn. Nên tính ra mình cũng trải nghiệm chuyện 100% học trong môi trường phương Tây. ( Mà tính ra số mình cũng hên vì người châu Á nào giỏi và có tiền thì chủ yếu vào uni thôi).
Từng có kinh nghiệm 4 năm trầy trật học lớp chọn của Ngoại Thương nên nói thẳng ra học ở Ngoại Thương khó hơn nhiều!
Tại sao? Tuy là học ở Ngoại Thương nhưng lớp mình là lớp chọn: 100% nói tiếng Anh và mọi thứ có đặt bút xuống đều là tiếng Anh, tuyển là thi đầu vào TOEIC lấy 100 người cao nhất chứ không phải có tiền là vào được. Cũng là Anh-Anh như bên này nhưng học ở VN thì đâu phải giảng viên nào cũng nói TA hay, nên có nhiều thầy cô chuyên môn giỏi nhưng phải truyển đạt bằng tiếng Anh thì đúng là thách đố nhau. Rồi cái cảnh lâu lâu lại học tiếng Việt làm bài bằng tiếng Anh lại làm một phen học trò được dựng ngược tóc lên. Đã thế tuy đầu vào chỉ là tiếng Anh nhưng thầy cô luôn nhắc khéo là các em là chất lượng cao nên đề thi cũng chất lượng cao nốt. Có nghĩa là dạy 1 thì phải hiểu 10, phải làm được nâng cao. Nghe sơ qua thì cũng đủ hiểu 4 năm ở Ngoại Thương mình cũng trầy ra trật vào nhưng hên cái chưa bao giờ rớt môn nào và cứ thế mà tốt nghiệp. Mà Ngoại Thương đúng chuẩn câu “Vào đã khó, ra còn khó gấp trăm”, cái học kì cuối mình căng thẳng đến mức tưởng là khỏi tốt nghiệp luôn, mỗi lần thầy sửa báo cáo là lại ăn vài câu la tối tăm mặt mũi. Nhưng nhờ thầy nghiêm khắc mà mình đã mừng như điên khi thầy duyệt báo cáo tốt nghiệp.
Mà nói chứ khó thế nhưng mình cũng hơi bị lười, 2 năm đầu mang tư tưởng vào đại học đi chơi trước học sau, lại gặp trúng cái lớp toàn KHỦNG BỐ ( Nghĩa là rất nhiều người học giỏi), nên khi cầm cái bảng điểm TB học kì cuối được có 7,5 và tích luỹ được có 7 mình cũng muối mặt với bạn bè, khó thế nhưng chúng nó toàn 8,0 trở lên. Nói thật từ nhỏ đến lớn đó là cái lớp giỏi nhất mình từng học. Thế nên 4 năm trong lớp cũng yên bình, vì toàn lo học nên chả có cảnh đi nhiều chuyện cũng như tọc mạch này nọ. Đúng là khi lo học thì ai rảnh hơi đâu mà chõ mũi ngửi thiên hạ. Mẹ vì thế cũng chê mình dốt suốt nhưng tính ra mình cũng đâu đến nỗi nào, chẳng qua lớp mình toàn KHỦNG BỐ nên… chậc chậc.. Nhưng đúng là thà dở nhất trong những người giỏi nhất như thế nên mình mới được như bây giờ.
Bạn hỏi “Như bây giờ” nghĩa là sao? là bây giờ học ở bên này, mọi thứ lại đâm ra không làm khó mình được.
Học ở Ngoại Thương 4 năm, đôi lúc cũng ỷ lại vào bạn bè, lâu lâu cúp học lại có đứa giảng bài lại, gần thì lại mượn note tụi nó mà coi. Nhưng qua đây thì đúng là hết dám, chỉ có sức mình mà tiến thôi. Bạn nghỉ học ư? Tây họ cũng sẽ vui vẻ chỉ sơ lại cho bạn, nhưng không đời nào họ cho bạn mượn note đâu nhé, vì đó là thứ ghi chép riêng của mỗi học sinh, ai có người nấy học. Tây học không quen cọp pi bài nhau nên cũng không quen kiểu bạn ăn không công sức của người ta như thế đâu. Mình chưa mở miệng mượn ai bao giờ nhưng nhìn kiểu note ai người đó ôm chằm chặp cũng đủ hiểu rồi. Thế nên TỰ GIÁC vẫn là trên hết. Có điều bên Tây thì yên tâm một điều: Học gì hỏi đó, đề thi là những cái đã học chứ không có đánh đố đủ kiểu như đề ở Ngoai Thương hồi đó. Thế nên miễn là bạn theo kịp bài vở trên lớp, exam bạn cũng hiên ngang ẵm đc con A. Đó là với điều kiện học xong thì phải biết coi lại, không có giờ học thì phải biết tự mò xác lên thư viện mà học bài, cái gì không hiểu phải hỏi thầy cô ngay chứ ở đó mà ù ù cạc cạc làm bậy thì…
Bên này không có exam không như ở VN mà còn có bài tập (Assignment), thường một bài thầy cô cho bạn tầm 2 tuần đến 1 tháng để hoàn thành. Mình thấy thế là quá hợp lý, lưu ý 1 tháng là vừa đủ chứ không dư đâu. Thường thì bạn phải tự giác ý thức lúc nào nộp bài vì thấy cô không rảnh rỗi nhắc bạn đâu. Không tự phân chia thời gian làm bài, nghiên cứu thì thế nào cũng là cảnh còn có mấy ngày hạn chót thì than trời ơi đất hỡi rồi ôm mặt làm vội làm vàng cho có, điểm thì thấp mà còn kiểu hớt hơ hớt hải. Tình cảnh này mình thấy nhiều ngừoi cứ lặp đi lặp lại suốt mà không tiến bộ nổi vì 1 chữ “LƯỜI”. Mà thường mấy người làm bài kiểu này điểm cũng lẹt đẹt, B+ là hên lắm rồi.
Assignment chủ yếu là bài cá nhân, nên bạn phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân. Thường thì tuần đầu là bạn đọc đề, tìm tài liệu ( với bài của IT thì chủ yếu là google và youtube coi hướng dẫn và mẹo :)) ). Tuần thứ 2 là phải xắn mông lên mà làm, có lười như hủi thì cũng phải rời xa cái giường yêu dấu mà lết lên thư viện giữa trời giông bão. Mình luôn cố gắng hoàn thành hết bài trước hạn chót 1 tuần để có thời gian coi lại, chỉnh sửa. Bài càng kĩ, sửa càng chi tiết thì con A còn yên tâm trong tay. Các bạn nào học business thì chủ yếu là viết bài và làm toán, mà mình thấy viết là rất dễ ăn điểm, chủ yếu là bạn nghiên cứu tài liệu và hiểu những gì bạn đọc đến đâu. Dĩ nhiên là tài liệu tiếng Anh thì khó thẩm thấu hơn tiếng Việt nên mình lúc nào cũng chăm chăm google và từ điển bên tay. Với mình phải hiểu thì mới viết được, chứ chỉ hiểu sơ sài mà viết thì có rặn nát óc cũng không được bao nhiêu chữ. Assignment cũng như cái cục nợ vậy đó, càng cố gắng giải quyết nó tốt thì cái ngày bạn nộp bài bạn càng sung sướng như tiên tung cánh.
Exam thì bên này mình thấy hay hơn ở VN, bởi vì học gì hỏi nấy, không đánh đố không đòi hỏi. Thầy cô dạy gì thì hỏi lại y chang luôn nên lúc ôn tập chỉ cần bạn nắm chắc bài học là đủ qua cửa. Môn mình thích học nhất lúc nào mình cũng chú ý hơn nên đến lúc thi khỏi ôn gì luôn. Thi vô ra phè phè A vì hiểu bài thì làm được thôi.
Giảng bài, về phần này dĩ nhiên giáo viên nước ngoài họ thắng thế vì học nói tiếng Anh tốt hơn người Việt nói tiếng Anh. Có điều nếu bạn học chung với Tây nhiều như mình thì bạn sẽ bị “khớp khớp ngựa ô”. Vì sao? Lớp 99% là Tây, giáo viên đương nhiên mặc định bạn cũng là… Tây, bắn tiếng Anh với 1 tốc độc trời long đất lở, bạn không nghe kịp là ngáp ngáp luôn. Nhưng châu Á mình được cái điểm mạnh là chăm hơn Tây. Mình nói thẳng là đa phần người Tây học lười tự học ở nhà lắm, nên lên lớp học chú ý nghe để hiểu luôn, có ngừoi nghe không hiểu thì hỏi luôn tại lớp, nhưng cũng có thành phần lười nghe không hiểu cũng không về học lại. Thế nên, nếu bạn tận dụng điểm mạnh tự học sẵn có của châu Á thì đương nhiên bạn vẫn sẽ theo kịp bài.
Mình học college nên cách học rất thực tế, học là phải hiểu và thực hành được. Học xong là phải biết áp dụng và làm việc được, chứ không lý thuyết suông như hồi ở VN, đó là cái khiến mình thấy đi du học dễ hơn, vì mình hiểu mình đang học gì, làm gì.
Tóm lại, du học không khó nếu bạn là người TỰ GIÁC, CHĂM HỌC và CỐ GẮNG. Khi bạn dành thời gian để học và đi làm thêm thì rảnh ra là chỉ muốn ngủ, không còn rảnh rỗi quan tâm thiên hạ làm gì, mình thấy đó là một cái rất hay nên mình vẫn đang áp dụng nó. Rảnh rỗi sinh nông nổi là vậy. Khi nào lười thì cứ tự vả vào mặt vài phát, hỏi là : ” Qua đây để làm gì? Để học, để kiếm một cơ hội làm việc tử tế hay để đốt tiền gia đình?”, nếu bạn là người biết suy nghĩ thì điếm số của bạn sẽ được khắc phục thôi.
Nghĩ cảnh ba mẹ già rồi còn nai lưng đi nuôi một đứa chưa ra hồn như mình, nghĩ cảnh ba mẹ ở nhà vất vả ăn không dám ăn, xài không dám xài để gửi tiền qua thì tự có động lực ngay. Lúc mới qua mình hay nghe người ta kể về một người rất chăm chỉ, lúc nào cũng học ở thư viện, mình nghĩ “Ồ, siêng thế?”, nhưng giờ thì rất nể ngừoi đó vì mình cũng chẳng khác gì, mài đít ở phòng lab của trường nhiều hơn ra đường.
Tính ra thì, mình thích tiếng Anh nên thích đi du học. Nhưng ở Việt Nam học còn khó hơn nhiều (khó ở đây là để học được lớp giỏi trong các đại học giỏi nhé), và lương khởi điểm lúc tốt nghiệp đi làm thì cũng rất sướng. Bạn bè mình toàn giỏi nên chúng nó đi làm cho tập đoàn nước ngoài lương toàn chục triệu, nghe mà sướng cả người. Đi DU HỌC không làm cho bạn giỏi hơn hay thông minh hơn, nên đừng có ảo tưởng mà thực tế vào, mác cái danh du học sinh về nước mà học hành chẳng bằng ai thì cũng vứt, bỏ ra mấy chục ngàn đô đi học mà về làm lương ba cọc ba đồng thì cũng vứt nốt (Xin lỗi thẳng tính nói luôn).